Hồng Cúm

Hồng Cúm
Lịch Sử
Khởi Công
Hoàn Thành
Trận Hồng Cúm, từ ngày 31 tháng 3 đến 7 tháng 5 năm 1954, là trận đánh quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận này là bao vây cô lập (nhưng không đánh dứt điểm) trung tâm đề kháng Isabelle (Phân khu Nam Điện Biên Phủ), mà phía Việt Nam gọi là Hồng Cúm, để ngăn không cho quân Pháp tại đây kéo về chi viện cho Phân khu trung tâm hoặc phá vây chạy sang Lào.

Chi Tiết Về Hồng Cúm

Hồng Cúm Chi Tiết Cấp Quốc Gia

Hồng Cúm bao bọc tứ bề là ruộng, từ rìa lòng chảo vào là khoảng 3 đến 4 km, triển khai bộ đội không dễ dàng như với Mường Thanh và phân khu bắc. Đây là điểm bất lợi cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và cũng là điểm lợi thế cho 16 khẩu pháo lớn và 16 khẩu cối 120mm (ở Mường Thanh), hoả lực máy bay và đám xe tăng của Pháp.

HỒNG CÚM - NƠI TÀN QUÂN CỐ THỦ

Phân khu phía Nam hay còn gọi là phân khu Hồng Cúm là một trong ba phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phân khu này cách phân khu Trung tâm ở Mường Thanh khoảng 5 km. Hồng Cúm bắt nguồn từ tiếng dân tộc Thái là “Hoong Cúm” (tên một khe suối) nên quân đội ta gọi là phân khu Hồng Cúm. Còn người Pháp đặt cho cụm cứ điểm/phân khu này này là Isabelle - tên cô gái đẹp của nước Pháp.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 10: Hồng Cúm – nơi tàn quân cố thủ ảnh 1
Trận địa Hồng Cúm giờ đây đã thành cánh đồng lúa xanh mướt, với dòng Nậm Rốm bồi đắp phù sa

Ban chỉ huy phân khu Hồng Cúm của địch đặt giữa cánh đồng, các cứ điểm được bố trí hai bên bờ sông Nậm Rốm, gọi theo phiên hiệu A, B và C. Tổng quân số địch tại đây là 2.000 lính, 2 xe tăng, pháo 105 ly và pháo 12 ly. Phân khu này đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Đại tá La Lăng, Chỉ huy phó Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cho thấy vai trò quan trọng của nó. Theo đó, phân khu này có nhiệm vụ, vừa bảo vệ phía Nam của tập đoàn cứ điểm, vừa chi viện cho phân khu Trung tâm. Tại đây còn có một sân bay dã chiến (gọi là sân bay Hồng Cúm, bên cạnh sân bay Mường Thanh ở phân khu Trung tâm) có nhiệm vụ tiếp nhận quân tư trang, vũ khí, đạn dược vận chuyển bằng cầu hàng không từ Hà Nội lên. Phân khu Hồng Cúm còn được Pháp toan tính là cánh cửa hậu để mở đường thoát chạy sang thượng Lào khi quân Pháp ở Điện Biên Phủ có nguy cơ thất thủ.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 10: Hồng Cúm – nơi tàn quân cố thủ ảnh 2
Phân khu Hồng Cúm được dựng tấm bia ghi dấu chiến công của bộ đội ta ngay sát đường 41 đi cửa khẩu Tây Trang.

Tại phân khu này, từ đầu chiến dịch đến gần cuối chiến dịch, quân ta chủ yếu triển khai phương án bao vây, kiềm chế pháo binh địch, ngăn chặn lực lượng ở phân khu này tiếp viện cho phân khu Trung tâm. Đồng thời, quân ta cũng triển khai các biện pháp để khống chế sân bay Hồng Cúm, cắt đường tiếp tế của địch bằng đường hàng không cho phân khu này và toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

Cổ thủ đến phút cuối

Để hình dung lại cuộc chiến tại đây, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Viết Điểm (SN 1930), nguyên là Tiểu đội phó Tiểu đội DKZ (pháo không giật B10). Đơn vị của ông Điểm từng chiến đấu tại Bản Ten, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) và khu C4 (thuộc tổ dân phố 9, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ). Đây là những trận địa của ta bố trí để làm gọng kìm, bóp chặt phân khu Hồng Cúm.

Ông Điểm quê ở xã Phú Cường huyện Ba Vì (Hà Nội) tham gia Quyết tử quân từ năm 1946, hoạt động từ thị trấn Phùng lên thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Sau quá trình chiến đấu tại Hà Nội, ông Điểm xung phong ra mặt trận và được biên chế vào Đại đoàn 308. Trận đầu tiên ông tham gia đánh Nà Si rồi ngược đường 6, tham gia đánh Mộc Châu.