Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Lịch Sử
Khởi Công
Hoàn Thành
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Chi Tiết Về Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ Chi Tiết Cấp Quốc Gia

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 35 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên GiápHoàng Văn Thái[5] Sở chỉ huy có diện tích tự nhiên khoảng 90 km², được bố trí thành một hệ thống liên hoàn có hầm hào và lán trại.[8] Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1000 m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Điện Biên TV - Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40 km. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường làm việc và nghỉ ngơi trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

1
Khu di tích lịch sử Mường Phăng nhìn từ trên cao

Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng trên đất Mường Phăng trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954. Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ được đảm bảo an toàn tuyệt đối...

1

Từ Sở chỉ huy này, đi lên cao hơn, đứng trên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1...

Nơi làm việc của Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy
Nơi làm việc của Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy
Hầm Tổng đài điện thoại
Hầm Tổng đài điện thoại

 Hầm Tổng đài điện thoại giúp cho Bộ Chỉ huy chiến dịch liên lạc với các đơn vị bộ binh, công binh, pháo binh, cao xạ ở phía trước và các đơn vị kho, trạm của Tổng cục cung cấp, hệ thống quân y, dân công hỏa tuyến ở phía sau mặt trận. Đây là mạng thông tin liên lạc trực tiếp giữa Bộ Chỉ huy chiến dịch với Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bác Hồ..

1
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ căn hầm xuyên núi, thông từ lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến lán của Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, cho tới các điểm khác như nơi làm việc của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, lán làm việc của Trưởng ban thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy… tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn của lịch sử...

1
Lán ngủ của Điện báo viên
Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cạnh nơi làm việc và nghỉ ngơi của Đại tướng là hầm trú ẩn được đào xuyên qua lòng núi. Những lúc quân Pháp ném bom dữ dội, Đại tướng làm việc và nghỉ ngơi trong hầm trú ẩn này.

1
Cửa sau lán ở và làm việc của Đại tướng nối tiếp với cửa vào đường hầm xuyên núi.
Cửa sau lán ở và làm việc của Đại tướng nối tiếp với cửa vào đường hầm xuyên núi.

Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh là một đường hầm dài 69m. Đường hầm cao 1,70m, rộng từ 1 đến 3m, giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18m2 và 5 vị trí đặt máy thông tin liên lạc

1
Bên trong đường hầm xuyên núi bên cạnh lán ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây còn là nơi trú ẩn dự phòng tình huống khẩn cấp.
Bên trong đường hầm xuyên núi bên cạnh lán ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây còn là nơi trú ẩn dự phòng tình huống khẩn cấp.
Chiếc bàn lớn làm bằng tre nứa trong Nhà tác chiến là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp giao ban với Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiếc bàn lớn làm bằng tre nứa trong Nhà tác chiến là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp giao ban với Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bàn làm việc, cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp các chỉ huy, chiến sĩ.
Bàn làm việc, cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp các chỉ huy, chiến sĩ.
1
Cụm tượng đài Chiến thắng Mường Phăng

Nằm cách Sở chỉ huy chiến dịch 300m về phía Đông Bắc là nơi quân và dân ta long trọng tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng vào ngày 13/5/1954. Trong Dự án tôn tạo Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ đã thực hiện ý tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp quy hoạch thành khuôn viên trên nền bãi duyệt binh cũ và đặt một cụm tượng đài nhân kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài chiến thắng tại Công viên Mường Phăng cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Người dân địa phương quen gọi nơi này với cái tên thân thiết “Tượng đài mừng công”.